Các phương pháp định giá doanh nghiệp phổ biến nhất

 Định giá doanh nghiệp là hoạt động không thể thiếu cho các nhà đầu tư. Nó là bước quyết định khiến nhà đầu tư có xuống vốn cho doanh nghiệp hay không.

Việc định giá doanh nghiệp không hề đơn giản, nó cần được thực hiện bởi thẩm định viên có chuyên môn cao, có tầm nhìn chiến lược kinh doanh sâu rộng. 

Định giá doanh nghiệp không chỉ đơn thuần dựa trên nguồn vốn của doanh nghiệp đó mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản và một số nguồn lực khác của doanh nghiệp đó.

Trên cơ sở đó, Vnilog xác định định giá doanh nghiệp gồm các phương pháp cơ bản sau.

Định giá dựa trên tài sản

Phương pháp này cho rằng giá trị của một doanh nghiệp sẽ bằng giá trị của tất cả các loại tài sản riêng trên bảng cân đối kế toán- tương đương với một số tiền nhất định mà có thể sử dụng ngay, ngoại trừ các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả.

Định giá dựa trên tài sản tương đối đơn giản

Nó được dánh giá bằng hiệu quả sử dụng và khai thác các tài sản này nhằm tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai. 

Đây là phương pháp định giá doanh nghiệp truyền thống, Nhìn chung phương pháp định giá dựa trên tài sản đơn giản, dễ thực hiện, chỉ cần dựa chủ yếu vào báo cáo tài chính của công ty. Song nó còn mang nhiều hạn chế khi chưa đánh giá toàn diện, ví như chưa tính đến trường hợp phát sinh các nghĩa vụ thuế. Điều này dẫn đến việc xác định giá trị có thể chênh lệch đáng kể, cao hơn so với giá trị thực sự của tài sản so với bảng cân đối kế toán.

Mặt khác, phương pháp định giá này cũng chưa tính đến khả năng kết hợp các tài sản với nhau để tạo ra tiềm năng thu lại lợi nhuận lớn hơn trong tương lai cũng như nguy cơ rủi ro khác.

Định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

Ở phương pháp này, những dự đoán về dòng tiền trong tương lai mà công ty có thể tạo ra sẽ được chiết khấu về thời điểm hiện tại.

Phương pháp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn, có khả năng thanh toán nợ cao, có khả năng tạo ra lợi nhuận để bù đắp lại các loại chi phí.

Chính vì vậy nó đòi hỏi người định giá cần có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm xử lý các mô hình tài chính phức tạp. Mặt khác, ở các dự án mới, nếu chỉ áp đặt công thức sinh lời theo nguyên tắc thì cso thể dẫn đến sai sót do kỳ vọng dự án sai lệch, hoặc bị áp đặt bởi chủ ý chủ quan của người định giá, dẫn đế tính rủi ro ở phương pháp này khá cao.

Phương pháp định giá theo cách tiếp cận từ thị trường

Phương pháp này dựa trên tỷ số P/E, nó dựa vào mối tương quan giữa giá trị thị trường của cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế của công ty.

P/E= Giá một cổ phiếu/ thu nhập trên một cổ phiếu 

hoặc P/E= Tổng giá trị vốn hóa thị trường/tổng thu nhập ròng


Từ khái niệm trên, ta thấy rằng phương pháp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp trên thị trường đã niêm yết trên sàn chứng khoán.

Phương pháp này nhìn chung đơn giản, dễ dàng so sánh trực quan, giá trị  của doanh nghiệp sẽ phản ánh thực tế tình hình thị trường tại thời điểm định giá.

Cũng chính vì vậy mà phương pháp này vô tình đã bỏ qua các yếu tố tiềm năng cũng như yếu tố rủi ro của doanh nghiệp trong tương lai, dễ dẫn đến sai số trong đánh giá.

Trên đây là 3 phương pháp định giá doanh nghiệp cơ bản nhất, để việc định giá được sát sao, đem lại hiệu quả dài lâu, nhà đầu tư càn lựa chọn người định giá có kiến thức uyên thâm, kinh nghiệm dày dặn, khả năng dự đoán, phân tích sâu rộng. Bên cạnh đó cần có cái nhìn toàn diện, đa chiều để thấy đúng và đủ tiềm năng tăng trưởng cũng như nguy cơ rủi ro mà trong tương lai doanh nghiệp có thể gặp phải.