Làm sao để biết sản phẩm đang ở giai đoạn nào của vòng đời?
Bất kỳ một sản phẩm nào cũng đều có một vòng đời cụ thể, từ khi được khai sinh, giới thiệu, đến khi thâm nhập, phát triển cao độ và bước vào giai đoạn thoái trào, bị từ chối dẫn đến rút lui theo quy luật thị trường và nhu cầu của người dùng.
Mọi doanh nghiệp khi cho ra đời sản phẩm nào cũng cần nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng các giai đoạn của vòng đời sản phẩm để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Vậy làm thế nào để biết sản phẩm của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào của vòng đời? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Làm thế nào để biết sản phẩm của bạn đang ở giai đoạn nào của vòng đời?
Chẳng có gì để đảm bảo rằng sản phẩm bạn ở một gia đoạn nào trong bao lâu. Chúng ta cần căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm tại từng thời điểm để xác định xem nó đang ở giai đoạn nào và có những tác động thích hợp.
Hiện tại, có các phương thức xác định vòng đời sản phẩm như sau:
Yếu tố nội tại
Doanh nghiệp cần thu thập các thông tin định lượng |
Ở phương thức này, doanh nghiệp cần thu thập các thông tin định lượng, bao gồm:
Chi phí đầu tư, mức độ tăng trưởng, giá thành sản phẩm, doanh số bán hàng, doanh thu và lợi nhuận thu được.
Từ đó dựa vào đặc điểm của từng giai đoạn mà thực hiện việc xác định giai đoạn.
Ở giai đoạn giới thiệu sản phẩm:
+ Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra nhiều chi phí cho hoạt động Marketing và quảng bá thương hiệu.+ Giá thành sản phẩm: Vì phải tốn nhiều tiền bạc cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, giá thành của sản phẩm lúc này là rất cao.
+ Doanh thu: Sản phẩm bắt đầu có doanh thu, nhưng số tiền thu về chưa đủ bù chi phí bỏ ra ban đầu.
Về cơ bản, doanh nghiệp phải chịu lỗ trong giai đoạn này.
+ Chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư đã giảm so với giai đoạn giới thiệu sản phẩm do sản phẩm đã được nhiều người biết đến.
+ Giá thành sản phẩm: Nhờ và việc sản xuất sản phẩm hàng loạt, giá thành sản phẩm đã giảm đáng kể so với giai đoạn đầu.
+ Doanh thu: Doanh thu của sản phẩm tăng vọt. Doanh nghiệp bắt đầu hòa vốn và thu về những đồng lợi nhuận đầu tiên.
+ Chi phí đầu tư: Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong giai đoạn này là thấp nhất.
+ Giá thành sản phẩm: Sản phẩm có giá thành tương đối ổn định, ở mức tương đương với giai đoạn trước.
+ Doanh thu: Trong giai đoạn này, doanh thu của sản phẩm đạt ở mức đỉnh điểm. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng doanh thu lại giảm so với giai đoạn trước.
Giai đoạn thoái trào:
+ Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp buộc phải đầu tư chi phí lớn để níu kéo người tiêu dùng tiếp tục sử dụng sản phẩm.
+ Giá thành sản phẩm: Doanh nghiệp buộc phải hạ giá sản phẩm để kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
+ Doanh thu: Doanh thu sản phẩm giảm xuống rõ rệt so với các giai đoạn trước đó.
Yếu tố Bên ngoài
Phương thức này xác định số lượng đối thủ cạnh tranh |