Kinh Đô đã chuyển nhượng thương hiệu vương miện đỏ cho ai?

   Kinh Đô là một thương hiệu Việt mà khi nhắc đến tên, người tiêu dùng sẽ nhớ ngay đến bánh kẹo Kinh Đô. Nhưng hiện tại, thương hiệu Kinh Đô gắn bó 22 năm đã đổi chủ mới cho một tập đoàn nước ngoài sở hữu.

Từ một thương hiệu Việt thành công

   Kinh Đô là thương hiệu được thành lập bởi hai anh em người Việt, gốc Hoa là Trần Lệ Nguyên và Trần Kim Thành từ năm 1993. Tiền thân của Kinh Đô là một cơ sở chuyên sản xuất bánh mì và bánh tươi với 70 công nhân viên tại địa chỉ quận 6, TPHCM với số vốn 1,5 tỷ đồng, đây là số tiền tương đối lớn thời ấy. Nhận thấy mảng bánh snack có tiềm năng nê Kinh Đô liền nhập về một dây chuyền sản xuất trị giá 750.000 USD để mở rộng mảng kinh doanh. Nhờ mạnh tay đầu tư trong nền tảng sản xuất, Kinh Đô đã vượt mặt các sản phẩm snack của Thái Lan lúc bấy giờ đang làm mưa làm gió trên thị trường.

Thương hiệu Vương miện đỏ Kinh Đô đã gắn bó hàng chục năm cùng người tiêu dùng

    Đến năm 1998, Kinh Đô bắt đầu gia nhập vào thị trường bánh trung thu và luôn giữ thị phần đứng đầu ở mảng này. Tính từ thời điểm đó, Kinh Đô đã liên tục cải tiến dây chuyền hàng triệu USD, đầu tư vào sản xuất, đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Từ một cơ sở nhỏ qua thời gian đã phát triển thành Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC) và được niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2005.

Ông Trần Kim Thành và Ông Trần Lệ Nguyên - Đồng sáng lập nên thương hiệu Kinh Đô

Đến việc chuyển nhượng vương miện đỏ cho tập đoàn nước ngoài.

   Ở giai đoạn cao điểm trong mùa trung thu năm 2014, Kinh Đô tuyên bố rằng đã chiếm được 76% thị phần bánh trung thu của toàn thị trường. Sau 6 tháng đầu năm thì công ty đã tăng trưởng doanh thu lên đến 5% đạt 1.800 tỷ đồng và đặc biệt lợi nhuận tăng lên mức 22% so với cùng kỳ đạt 93 tỷ đồng. Trước tình hình kinh doanh đang ở giai đoạn vàng kim nhất thì bất ngờ vào cuối năm 2014, Kinh Đô thông báo bán 80% cổ phần mảng bánh kẹo cho Tập đoàn Mondelēz International (tập đoàn ở Mỹ). Thương vụ này có giá trị lên đến 370 triệu USD, đây là một con số khổng lồ ấn tượng cho một vụ mua bán. Tiếp theo vào tháng 7/2015, chủ công ty Kinh Độ đã quyết định bán nốt 20% cổ phần của mảng bánh kẹo còn lại. Vậy là thương hiệu Kinh Đô đã gắn bó 22 năm với người tiêu dùng đã chính thức thuộc sở hữu của đối tác nước ngoài.


Kinh đô đã chính thức đổi tên thương hiệu sau thương vụ mua bán

   Sau khi mua bán thì công ty được đổi tên giao dịch mới là Công ty cổ phần Tập đoàn Ki Do (Mã CK: KDC). Việc chuyển đổi tên gọi như vậy, được lãnh đạo tập đoàn lý giải đây là bước đi tiếp theo trong hành trình hiện thực hóa tham vọng lọt vào top 3 của ngành hàng thực phẩm thiết yếu.

   Tại thời điểm bán cổ phần, có thông tin cho rằng thương hiệu Kinh Đô bị đối tác nước ngoài thâu tóm. Tuy nhiên, CEO Trần Kim Thành đã lên tiếng đính chính về vụ việc này. Ông khẳng định việc chuyển nhượng là do những người sáng lập công ty chủ động rao bán mảng bánh kẹo chứ không phải bị thâu tóm. Sau khi kết thúc thương vụ chuyển đổi, vào tháng 10/2015 Công ty Cổ phần Kinh Đô chính thức được đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (Kido Group), không còn liên quan đến thương hiệu “vương miện đỏ” Kinh Đô nữa. Và cho đến tháng 3/2016, Tập đoàn Mondelēz International đã thay thế tên Kinh Đô cũ thành thương hiệu Mondelez Kinh Đô.

   Cũng có chút tiếc nuối khi cái tên Kinh Đô vốn gắn liền với mảng bánh kẹo, tuy nhiên nó đã được bán cho Tập đoàn Mondelēz International. Do vậy, thương hiệu Kinh Đô cũng thuộc quyền sở hữu của đối tác và doanh nghiệp cần chọn tên khác, phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn tiếp theo.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả!