Đâu là nhóm ngành kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế hiện nay?
Đánh giá ngành kinh tế nào là chủ đạo, có lợi thế phát triển là một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm trong chiến lược phát triển của mỗi một quốc gia, đặc biệt là khi một quốc gia mở cửa hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Đây là cơ sở để tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc gia.
Để đánh giá ngành có lợi thế phát triển hay không thì cần phải xem xét đó có phải là ngành có thể tác động mạnh nhất tới các ngành khác trong nền kinh tế hay ngành có các hệ số lan tỏa hay độ nhạy cao nhất. Theo đó, các ngành kinh tế chủ đạo dẫn đường kinh tế năm 2022, đầu năm 2023 của Việt Nam ta được phân thành 5 nhóm ngành cụ thể:
Thứ nhất là nhóm vật liệu, xây dựng
Các chuyên gia cho rằng khi nhiều nơi trên toàn quốc tập trung đẩy mạnh thực hiện đầu tư công sẽ tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng và đổi mới sáng tạo phát triển kỹ thuật số. Do đó, nhu cầu về vật liệu xây dựng sẽ có xu hướng phát triển.
Thứ hai là nhóm ngành có tỉ trọng xuất khẩu lớn
Đó là các nhóm ngành như dệt may, điện tử, thủy sản, gỗ và các sản phẩm chế tác từ gỗ, caosu, lương thực, sắt thép,... do nhu cầu tiêu dùng của thế giới tăng. Khi đó, nhu cầu nhập khẩu tăng trở lại sẽ là cơ hội để Việt Nam tập trung đẩy mạnh xuất khẩu.
Thứ 3 là các nhóm ngành về bán lẻ
Các mặt hàng bán lẻ, đồ ăn thức uống, hàng không... sẽ phục hồi nhanh chóng do nhu cầu trong nước tăng mạnh. Đây sẽ là nhóm ngành kinh tế chủ đạo trong thời gian tới đây.
Thứ 4 là nhóm ngành về thương mại điện tử và logistics.
Thứ 5: Nhóm ngành công nghiệp
Các chuyên gia cũng chung nhận định rằng nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng vai trò quan trọng, đóng góp chính vào tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước. Nhóm hàng này chiếm tỉ trọng lên đến 86,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, bao gồm: máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác, sắt thép các loại, hàng dệt và may mặc, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép các loại.
Trong năm 2022, ngành chế biến chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng. Các nhóm hàng điện thoại và linh kiện; máy tính, linh kiện và sản phẩm điện tử; máy móc, phụ tùng; dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm từ gỗ, sắt thép… tiếp tục đóng vai trò chủ lực để XK của Việt Nam lập kỷ lục mới.
Trong thực tế, bối cảnh thực tế và điều kiện cũng như các ưu tiên trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia là khác nhau. Chính vì vậy, việc xác định được các ngành kinh tế có lợi thế để từ đó, đề xuất nên các giải pháp thúc đẩy các ngành này phát triển nhằm tạo động lực tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp, gia tăng phúc lợi xã hội.