PR là gì? Các hình thức PR phổ biến nhất

Có lẽ trong cuộc sống hằng ngày hay trong chính công việc bạn đang làm, chúng ta không khó để bắt gặp thuật ngữ PR. Vậy PR là gì và PR có vai trò như thế nào trong việc marketing thương hiệu? Nếu đây cũng là những điều bạn đang thắc mắc thì hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé. 

PR là gì?

PR được viết tắt từ cụm từ Public Relation có nghĩa là quan hệ công chúng. Trong marketing thì PR được xem là một kênh truyền thông giúp tạo mối quan hệ giữa công ty và cộng đồng. 
Quan hệ công chúng chính là tạo ra một mối dây liên hệ bền chặt và liên tục với nhóm khách hàng của công ty và cộng đồng hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh của công ty. Nhờ có mối liên hệ này mà doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, phòng vệ trước những thông tin xấu mà các công cụ khác không thể làm được. 
PR - Public Relations là gì?

Các loại hình của PR

  • Truyền thông chiến lược: là các phương pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu, cung cấp thông tin để khách hàng tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ, từ đó khiến họ quan tâm, tò mò dùng thủ hay quyết định mua và trung thành với sản phẩm và thương hiệu của công ty. 
5 bước xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả
  • Quan hệ Truyền thông: là việc làm nhằm duy trì các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan truyền thông để thông báo với công chúng những thông tin, sự kiện, chương trình quan trọng của doanh nghiệp theo hướng tích cực và đáng tin cậy hơn. 

Quan hệ truyền thông giúp tạo độ tin cậy cho những thông tin mà bạn muốn truyền đạt tới khách hàng
  • Quan hệ Cộng đồng: hay Community Relations là phương pháp tạo sự ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức cộng đồng bằng các hoạt động cộng đồng như từ thiện, mở khóa đào tạo miễn phí, bảo vệ môi trường,.... nhờ hình ảnh tốt đẹp mà doanh nghiệp có thể tạo dấu ấn để tăng tỉ lệ lựa chọn của khách hàng. 

Hình ảnh thương hiệu tốt, gây thiện cảm giúp khách hàng yêu quý và lựa chọn sản phẩm của bạn
  • Quan hệ Nội bộ: PR nội bộ nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhóm công chúng và thành viên trong nội bộ, từ đó giúp hoàn thành tốt hơn các mục tiêu và đảm bảo sự thành công của các chiến dịch. 
PR Nội bộ - Internal public relations
  • Truyền thông về Khủng hoảng: trong hoạt động của công ty luôn gặp phải rất nhiều vấn đề về sản phẩm/dịch vụ do đó bộ phận PR sẽ có nhiệm vụ xử lý những vấn đề này một cách phù hợp để giảm thiểu thiệt hại cũng như tạo nên hình ảnh tốt đẹp cho công ty, 

Xử lý khủng hoảng truyền thông giúp doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại, tạo sự tin tưởng với khách hàng
  • Truyền thông Công cụ: còn được gọi là vận động hành lang, xây dựng mối quan hệ với chính phủ, hiệp hội thương mại,.... từ đó vận động thay đổi một số điều khoản của pháp luật hay định vị trong doanh nghiệp. 
Trên đây là bài viết về định nghĩ cũng như phân loại các hình thức PR phổ biến nhất, mong rằng những thông tin này có thể giúp các bạn hiểu thêm về PR và những công việc của bộ phận PR nhé.