Yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng?
Có thể thấy rằng, doanh nghiệp để tồn tại được thì cần bán được sản phẩm. Việc tiêu thụ sản phẩm của khách hàng lại phụ thuộc vào các yếu tố kích thích bên ngoài (có thể đến từ doanh nghiệp, có thể đến từ dư luận) và từ ý thức bên trong của bản thân khách hàng.
Bởi vậy, các doanh nghiệp không ngừng thực hiện các cuộc phỏng vấn, điều tra, lấy ý kiến.. từ khách hàng về sản phẩm của họ để nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện tình trạng cho phù hợp.
Để việc đánh giá được hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng. Cụ thể như sau:
1. Yếu tố văn hóa
Văn hóa được đinh nghĩa là những niềm tin, chuẩn mực, khuôn khổ, phong tục tập quán, thể hiện nét đặc sắc riêng biệt của một vùng cụ thể được tôi luyện qua chiều dài lịch sử.
Bởi vậy, văn hóa ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ tới nhu cầu sản phẩm của người tiêu dùng.
Văn hóa ảnh hưởng lớn đến hành vi người tiêu dùng |
Ví như người miền Nam Việt Nam có tục cúng tháp tỏi, tháp ngọc thực ở ban thờ Thần Tài với mong muốn xua đuổi tà khí, đem lại sự sung túc cho gia chủ thì miền Bắc lại thường chỉ hay thờ tượng Thiềm Thừ.
Bên cạnh đó, theo văn hóa chia theo tôn giáo cũng thể hiện nhu cầu sản phẩm khác biệt rõ rệt. Doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm loại hình tôn giáo tại thị trường tiềm năng, khảo sát nhu cầu sản phẩm mà mình cung cấp, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp.
Chắc chắn ở vùng theo đạo Thiên Chúa chẳng thể tiêu thụ được sản phẩm vàng mã, tượng Phật, áo lam đi chùa....
Sản phẩm nhang sẽ không tiêu thụ được tại vùng theo đạo Thiên Chúa |
2. Yếu tố xã hội
Trong xã hội, mỗi người có một vai trò và địa vị khác nhau. Mỗi vai trò, địa vị đó lại có một nhu cầu sản phẩm và có một sức ảnh hưởng nhất định đến hành vi tiêu dùng của người khác.
Những người ở cùng một giai tầng xã hội thường sẽ sinh sống tập trung ở một khu, với lối sống, văn hóa, nhu cầu tieeuu dùng tương đương nhau. Doanh nghiệp cần nắm bắt đặc điểm này và lựa chọn sản phẩm thâm nhập thị trường phù hợp.
Một cửa hàng rau sạch mở ra giữa lòng thôn làng chắc chắn sẽ không thu lại được doanh thu như dự kiến.
3. Yếu tố cá nhân
Yếu tố cá nhân bao gồm rất nhiều yếu tố nhỏ.
Trước tiên về tuổi tác.
Ta có thể thấy rằng, nhu cầu về sản phẩm của một người thay đổi, chuyển biến dần theo thời gian, theo độ tuổi.
Một bé gái nhỏ xinh ban đầu đơn thuần thích váy xòe màu hồng và nơ bướm, khi đến tuổi trưởng thành dần thích qua những chiếc váy body tôn đường cong, khi đã là phụ nữ của gia đình với những lão hóa chảy xệ, buộc phải lựa chọn những tấm váy che đi khuyết điểm eo phì bụng lớn.
Tuổi tác và địa vị ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng |
Tiếp theo là về yếu tố nghề nghiệp
Hành vi của người tiêu dùng phụ thuộc phần lớn vào nghề nghiệp của họ. Dân công sở thường lựa chọn các sản phẩm kín đáo, lịch sự, trang nhã, trong khi giới diễn viên, ca sĩ ưa chuộng váy áo sexy, nổi bật.
Doanh nghiệp có thể phân khúc thị trường theo tiêu chí nghề nghiệp để lựa chọn đưa ra sản phẩm phù hợp.
Một yếu tố khác phải kể đến đó là thu nhập.
Từ nghề nghiệp, công việc mà người tiêu dùng đang thực hiện sẽ phần lớn quyết định đến thu nhập của họ, thu nahapj cao hay thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến sức mua của người tiêu dùng.
Dựa vào tiêu chí thu nhập, doanh nghiệp dễ dàng khoanh vùng được khách hàng tiềm năng, từ đó đưa ra phương pháp marketing phù hợp, từng bước tiếp cận người dùng.
Việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đem lại những hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp.
Thông qua những nghiên cứu, khảo sát hành vi người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ biết được người tiêu dùng đang cần gì, cần như thế nào đối với sản phẩm mà mình cung cấp, người tiêu dùng đang nghĩ gì về sản phẩm đó? Từ đó đề ra hoặc điều chỉnh chiến lược marketing sao cho phù hợp với thị trường đang xúc tiến, đem lại hiệu quả kinh doanh với chi phí thấp nhất.