Những sai lầm khi quản trị chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng nên hiểu như thế nào?

Quản trị chuỗi cung ứng hay Supply chain management – SCM bao gồm tất cả các hoạt động quản lý của một doanh nghiệp hay tổ chức nhằm mang tới những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. 
Theo đó có 5 yếu tố cơ bản cấu tạo nên một chuỗi cung ứng gồm có:
  • Nhà cung cấp nguyên vật liệu
  • Nhà sản xuất
  • Nhà phân phối
  • Đại lý, chi nhánh
  • Khách hàng
Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Những sai lầm khi quản trị chuỗi cung ứng

Ngân sách không được kiểm soát 

Chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động hậu cầu và logistic. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh hay sự thay đổi của xu hướng kinh tế khiến cho hoạt động này bị đình trệ, do đó bạn cần lưu ý tới những vấn đề sau:
  • Chi phí kho bãi bị đẩy cao do hàng hóa không thể luân chuyển, ứ đọng hàng trong kho
  • Sản phẩm hoàn thiện không thể tới tay người tiêu dùng theo đúng kế hoạch.
  • ..........
Kho hàng bị ứng động, hàng hóa không thể luân chuyển khiến chi phí tăng cao

Dữ liệu bị ngắt quãng, không liền mạch

Không chỉ là quản trị chuỗi cung ứng mà trong bất kỳ hoạt động của các đơn vị thì dữ liệu luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng to lớn tới thành công của chuỗi cung ứng. Nếu dữ liệu của bạn không liền mạch điều này đồng nghĩa với việc bạn đã mất dữ liệu trong một khoảng thời gian nào đó và điều này có thể thay giảm độ chính xác của thông tin khi phân tích dữ liệu. 
Hãy đảm bảo bạn có những công cụ phù hợp để đối chiếu và khớp dữ liệu một cách liền mạch, như vậy tất cả các khâu từ hoạch định đến kiểm soát chuỗi cung ứng sẽ được kiểm soát chặt chẽ, chính xác và hiệu quả. 

 Bỏ qua công nghệ thông tin

Trong thời kỳ công nghệ số 4.0 thì công nghệ thông tin là không thể thiếu đối với việc quản trị chuỗi cung ứng. Việc áp dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cho việc quản trị chuỗi cung ứng được đồng nhất, từ đó tăng tính hiệu quả trong quản trị và giảm thiểu chi phí cũng như sai sót khi thực hiện thủ công. 
Bên cạnh đó việc sử dụng một công cụ quản lý hợp lý sẽ hỗ trợ doanh nghiệp của bạn ở mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh như:
  • Lên kế hoạch mua bán nguyên vật liệu cho sản xuất, quy trình sản xuất sản phẩm.
  • Theo dõi tiến độ, thực trạng mua hàng hóa ở bất kỳ chi nhánh, đại lý hay nhà phân phối nào. 
  • Quản lý thông tin lưu kho một cách chính xác để doanh nghiệp chủ động hơn trong việc sản xuất cũng như điều phối hàng hóa.