Các cấp độ cạnh tranh trên thị trường người làm kinh doanh cần nắm rõ
Trong kinh doanh, cạnh tranh là quy luật tất yếu để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bởi những hoạt động ganh đua, tranh giành, lôi kéo khách hàng về phía mình của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Để phân tích sức cạnh tranh với đối thủ nhằm xác định chiến lược phát triển thương hiệu, bạn cần phân loại và nắm rõ các các cấp độ cạnh tranh.
Theo nghiên cứu của Vnilog, cạnh tranh được phân thành các cấp độ sau1. Cạnh tranh nhu cầu
Cạnh tranh này xuất hiện khi các đối thủ kinh doanh trên thị trường cùng cung cấp một sản phẩm, dịch vụ, theo cùng một nhu cầu của khách hàng.Khách hàng có nhiều lựa chọn cho một nhu cầu của mình |
Các đối thủ cạnh tranh với nhau sẽ không ngừng nỗ lực đáp ứng nhu cầu đó thông qua các phương thức khác nhau để chứng minh tại sao khách hàng nên lựa chọn sản phẩm của mình, nhằm lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp.
Bạn có thể thấy qua ví dụ sau: Trong lĩnh vực đồ ăn, khách hàng có thể lựa chọn cơm, bún, miến, phở… cho bữa ăn của mình hoặc ở lĩnh vực vận tải, khách hàng có thể lựa chọn di chuyển bằng ô tô, xe máy hoặc tàu hỏa, máy bay…
2. Cạnh tranh công dụng
Như tên gọi của nó, cạnh tranh công dụng là cạnh tranh được phân loại dựa trên tính năng sử dụng của sản phẩm, dịch vụ. Các đối thủ có thể không cùng cung cấp một loại hàng và thường không cùng một ngành hàng song các sản phẩm, dịch vụ đó có thể thay thế cho nhau bởi công dụng tương tự.Ví dụ: Nhà sản xuất lò nướng và nồi chiên không dầu là hai đối thủ cạnh tranh về cùng công dụng nướng thức ăn và làm bánh.
3. Cạnh tranh trong ngành
Đây là cấp độ cạnh tranh diễn ra giữa các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cùng một ngành hàng với nhau hoặc kinh doanh cùng chủng loại hàng hóa.Ở cấp độ này, các đối thủ không ngừng cải tiến sản phẩm để chứng minh ưu thế, sự vượt trội của mình hoặc sử dụng các chiêu thức truyền thông, mở rộng hệ thống mạng lưới nhằm chứng minh độ bao phủ, cho thấy sức ưa chuộng rộng rãi, áp đảo đối phương trên thị trường.
Coca Cola và Pepsi là hai ông lớn điển hình cho việc cạnh tranh trong ngành đồ uống suốt nhiều thập kỷ qua.
4. Cạnh tranh thương hiệu
Ở cạnh tranh thương hiệu, các đối thủ cùng cung ứng sản phẩm, dịch vụ tương đương nhau, họ sử dụng cùng phương thức marketing để quảng bá thương hiệu và có cùng giải pháp nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.Ví dụ: Mazda, Nissan, Toyota… là các thương hiệu cùng cung ứng sản phẩm xe ô tô và cạnh tranh thương hiệu với nhau.
Việc phân loại đối thủ theo cấp độ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có hướng phân tích, đánh giá đối thủ một cách chuẩn xác nhất, từ đó định hướng chiến lược marketing phát triển thương hiệu phù hợp.