Bỏ túi 5 quy tắc vàng đặt tên thương hiệu
Cái tên là minh chứng đầu tiên cho việc ra đời một thương hiệu, là điều kiện tiên quyết để khách hàng biết đến thương hiệu đó. Nó tạo nền tảng ban đầu cho doanh nghiệp phát triển, mọi chiến lược, chiến dịch truyền thông đều được thực hiện dựa trên tên thương hiệu để sản phẩm được đông đảo người dùng sử dụng, khẳng định vị thế doanh nghiệp trên thương trường.
Bài viết sau đây, chúng tôi xin chia sẻ với bạn 5 quy tắc đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp để phát huy tối đa vai trò của nó trong việc gây dựng và phát triển doanh nghiệp.
1. Bảo hộ được
Đây là điều kiện chính yếu mà doanh nghiệp cần phải chú trọng, nhất là khi thương hiệu đã được định vị và có chỗ đứng trên thị trường.
Dù bạn có nỗ lực xây dựng hình ảnh thương hiệu đến đâu, tạo hiệu ứng sử dụng đông đảo như thế nào mà không được pháp lý bảo hộ thì nguy cơ bị làm nhái, làm giả, mạo danh thương hiệu là điều không thể tránh khỏi. Đây là rủi ro lớn nhất và dễ xảy ra nhất khi thương hiệu không được bảo hộ. Lúc này việc xử lý sự việc trở nên bất cập, khó khăn trong giải quyết.
Tính bảo hộ trong nguyên tắc đặt tên liên quan đến Luật sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, tên thương mại của sản phẩm, doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm vững kiến thức này để lựa chọn tên thương hiệu chuẩn xác, tránh việc trùng tên đã được bảo hộ dẫn đến những tranh chấp, vi phạm không đáng có.
2. Đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ
Coca Cola là thương hiệu dễ đọc, dễ nhớ |
Điều kiện cơ bản để thương hiệu trở nên dễ nhớ với khách hàng là sở hữu cái tên đơn giản, dễ đọc, dễ lưu lại tâm trí, giúp họ "bật lên trong đầu" ngay khi có nhu cầu về sản phẩm.
Một tip đặt tên dễ đọc, dễ nhớ là tên có chứa các nguyên âm "o", "a", "i", "e"... Những ví dụ điển hình bạn có thể thấy đó là Ajinomoto, Aquafina, Oppo...
Việc đặt tên theo nguyên tắc này sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc tiếp thị, giới thiệu thương hiệu đến khách hàng khiến công việc này trở nên dễ dàng hơn.
3. Cá biệt hoá
Sự khác biệt này có thể thể hiện ở sự sắp xếp chữ cái, cách sử dụng typograph hoặc là màu sắc của tên thương hiệu.
4. Tạo ra bản sắc thương hiệu
Nước hoa Chanel được đặt tên người sáng lập |
Bản sắc thương hiệu được thể hiện qua cái tên bằng cách thể hiện ngành nghề kinh doanh, người sáng lập, nguồn gốc xuất xứ ...
Ví dụ đặc trưng thương hiệu của các sản phẩm gắn liền với nhà nông là "phân bón Đầu Trâu", "NPK Lâm Thao"... Chỉ nghe qua cái tên là khách hàng dễ dàng hình dung được tính năng của sản phẩm, sử dụng nó để làm gì, nó được sản xuất ở đâu...
5. Tạo phân khúc thị trường và xác định khách hàng mục tiêu
Theo nguyên tắc này, khi đặt tên, bạn cần chú ý tới thị trường tiêu thụ dự kiến cũng như loại đối tượng khách hàng mà thương hiệu hướng tới.
Với phân khúc bình dân thì tên thương hiệu cần đơn giản, tạo sự gần gũi, bình dị để mọi đối tượng khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Với đối tượng khách hàng mục tiêu ở tầm cao hơn thì cần chú trọng xây dựng âm tiết, từ ngữ sang trọng, tạo cảm giác tôn quý, thời thượng, đẳng cấp. Hậu tố "Luxury" thường được sử dụng ưa chuộng khi đặt tên cho lớp sản phẩm cao cấp phục vụ đối tượng khách này.
Những nguyên tắc trên sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn cho thương hiệu mình một cái tên ý nghĩa, độc đáo, phát huy hết giá trị mà nó mang lại cho thương hiệu. Song "tốt gỗ hơn tốt nước sơn", đừng quá chú trọng đến cái tên thay vì chất lượng sản phẩm, một sản phẩm tệ sẽ chẳng thể nào tồn tại được với cái tên mỹ miều.