Lí giải nguyên nhân Kinh Đô chuyển nhượng vương miện cho Mondelez International

    Nhắc đến bánh kẹo Việt Nam thì người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến những dòng Bánh AFC, Bánh trung thu và các loại bánh mì… Vào năm 2014, 2016, Kinh Đô thông báo bán công ty, đổi chủ mới. Lúc này Kinh Đô vẫn đang giữ vị thế top đầu trong mảng kinh doanh bánh kẹo trên thị trường. Vậy đâu là nguyên nhân khiến Kinh Đô bán mình cho Mondelez?

1. Thị trường bánh kẹo thay đổi biến động

   Người tiêu dùng Việt vẫn có tâm lý ưa thích các sản phẩm nước ngoài nên khoảng 25-30% thị phần bánh kẹo ở phân khúc cao cấp nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn nữa, nhiều hệ thống siêu thị hàng đầu tại Việt Nam thay đổi chủ khiến thị trường gặp nhiều khó khăn. Thương hiệu Việt bấy giờ phải cạnh tranh với hàng nhập từ Malaysia, Thái Lan, Indonesia. Điều này khiến cho doanh nghiệp Việt khá chật vật trong việc giành thị phần. Đây là một trong số lí do Kinh Đô chủ động bán thương hiệu cho Mondelez International.


Vương miện đỏ Kinh Đô được xuất phát từ một xưởng sản xuất bánh kẹo nhỏ

2. Gia tộc Kinh Đô đuối sức giữa những khó khăn

   Xuất phát điểm là một cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ và phát triển trở thành đế chế bánh kẹo lớn nhất Việt Nam, Kinh Đô mang đến cho khách hàng những sản phẩm đa dạng, mẫu mã và chất lượng đảm bảo. Kèm theo đó, Kinh Đô đã khai thác rất tốt những khía cạnh về văn hoá, khẩu vị, thói quen tiêu dùng của người Việt. Từ đó tiếp cận với tệp khách hàng thân quen, giành được nhiều tình cảm từ nhiều thế hệ người tiêu dùng Việt (thuật ngữ Marketing gọi là “Brand Love”).

Sản phẩm của Kinh Đô ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng

   Tuy nhiên, khi liên tiếp thương hiệu bị vướng phải những bê bối liên quan đển thực phẩm bẩn, thiếu trách nhiệm với người tiêu dùng thì lúc này, khả năng quản lý doanh nghiệp gia đình gặp nhiều vấn đề. Đây cũng là điểm khó cho Kinh Đô trong bối cảnh lúc bấy giờ.

3. Thay thế Kinh Đô, Mondelez International chính thức làm chủ

   Cuối năm 2014 là thời điểm thương vụ Kinh Đô bán cổ phần và đổi chủ mới. Nhiều người cho rằng đây là bước đi khôn ngoan và có tính toán của anh emnhà họ Trần. Chủ công ty đã biết buông tay đúng thời điểm.

   Tập đoàn Mondelez đã đổi tên tương hiệu và rất khôn khéo khi tiếp nối và phát triển những điểm chạm của Kinh Đô. Đầu tư vào công nghệ, chú trọng đổi mới dây chuyền sản xuất, đẩy mạnh khai thác nhiều lĩnh vực, Mondelez Kinh Đô vẫn tiếp tục phát triển tốt.

Thương hiệu Kinh Đô sau khi đổi chủ được tiếp nối phát triển ngày càng lớn mạnh

   Sau 5 năm, Thị trường bánh kẹo Việt đã trở lại sôi động, đối tác kinh doanh và các điểm bán hàng nhanh chóng được mở rộng. Ngoài sự phát triển vượt bậc về sản xuất và đầu tư công nghệ, Mondelez đã thay đổi chiến lược vận hành, bán hàng và đưa ra nhiều chiến dịch marketing đặc biệt là vươn lên top các công ty đáng làm việc nhất. Hiện tại, Mondelez Kinh Đô vẫn vươn lên dẫn đầu đường đua sau cuộc cạnh tranh của thị trường.

   Quả thực, việc đi lên từ một doanh nghiệp gia đình để tạo nên một ông vua lớn trong lĩnh vực thì việc bảo vệ và xây dựng triết lý doanh nghiệp là điều cực kì cần thiết. Và người mạnh nhất vẫn phải có được khả năng linh hoạt ứng tốt nhất với từng thời điểm. Mondelez đã làm được điều đó sau khi mua lại Kinh Đô, khi không chỉ giữ được ngôi vương mà còn khai thác triệt để những ưu điểm để vươn tới những đỉnh cao mới.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả!