Thương hiệu toàn cầu - Giấc mơ của những nhà kinh doanh
không chỉ những doanh nghiệp lớn mà hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động hay những nhà kinh doanh đều có ấp ủ ước mơ có thể xây dựng được thương hiệu toàn cầu, xâm nhập được thị trường thế giới. Vậy thương hiệu toàn cầu là gì? Làm sao để bạn biến ước mơ thành hiện thực? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
Thương hiệu toàn cầu là gì?
Khác với thương hiệu thông thường, thương hiệu toàn cầu không đơn giản là những sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp có độ nhận diện đối với một cộng động nhỏ trong một nước công nhận. Đúng như tên gọi của nó vậy, thương hiệu toàn cầu hay Global brand, là danh từ chỉ những thương hiệu hay sản phẩm được quảng bá rộng rãi, độ nhân diện và uy tín nên có thể đáp ứng được đa dạng thị trường trên thế giới.
Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy một số thương hiệu toàn cầu như Google, Apple, Samsung, CocaCola,... mỗi ngày có tới hàng triệu người trên mọi quốc gia biết đến và sử dụng sản phẩm đến từ những thương hiệu này.
Để xây dựng thương hiệu toàn cầu có thể tồn tại và phát triển bền vững luôn là bài toán nan giải của nhiều doanh nghiệp cũng như những nhà kinh doanh. Nếu bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu thì hãy tham khảo 5 bước sau đây.
1. Định vị thương hiệu
Đây là hoạt động không thể thiếu trong việc kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Dựa vào những điểm độc đáo, những giá trị và điểm mạnh tạo nên ưu thế cách tranh so với những đối thủ khác trên thị trường từ đó xây dựng hình ảnh ấn tượng, cải thiện vị trí của thương hiệu trong lòng khách hàng.
Mỗi một quốc gia có một ngôn ngữ riêng, văn hóa riêng cùng nhiều tư tưởng, tín ngưỡng, đây cũng là rào cản mà nhiều doanh nghiệp đã không thể vượt qua và gặt hái "quả ngọt" khi bước vào một thị trường mới. Vì vậy luôn đánh giá, phân tích rõ về hành vi của người tiêu dùng để có thể đưa ra những chiến lược phù hợp với doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ bạn đang bán.
3. Xác định ngôn ngữ chính xác và phù hợp
Mỗi quốc gia sẽ sử dụng ngôn ngữ khác nhau thậm chí có sự khác biệt ở từng vùng của cùng một nước. Vậy nên hãy chắc chắn rằng khách hàng của bạn có thể hiểu được những thông tin cần thiết trên sản phẩm của bạn, đừng dịch sai tên thương hiệu hay sản phẩm của bạn. Không chỉ là ngôn ngữ mà bạn cũng cần chú trọng tới yếu tố màu sắc sao cho phù hợp với thị hiếu của thị trường. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều đến sự thành công khi xâm nhập thị trường mời.
4. Tạo dựng các mối quan hệ hợp tác
Bạn phải xác định rằng bạn không thể một mình phát triển ở một thị trường nào đó mới lạ. Vậy nên hãy luôn xây dựng cho mình những mối quan hệ hợp tác, bạn có thể giúp họ và ngược lại họ cũng sẽ giúp đỡ bạn khi khó khăn.
Tuy nhiên, hãy luôn cảnh giác với những mối quan hệ hợp tác của bạn, bởi bạn sẽ chẳng thế nào biết được họ có thể chơi xấu bạn hay không.
5. Có chiến lược cụ thể
Xây dựng chiến lược cụ thể là điều mà doanh nghiệp cần làm dù cho thực hiện bất kỳ hoạt động nào trong quá trình phát triển của mình. Dựa vào nhu cầu thị trường và những phân tích đánh giá thị trường, bạn có thể đưa ra được chiến lược xây dựng thương hiệu toàn cầu một cách cụ thể, chi tiết. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn nhanh đạt được đích đến. Dù vậy thì thị trường sẽ luôn thay đổi mỗi ngày hãy luôn tìm hiểu, lọc thông tin và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp nhất.
Bước 5: Xây dựng chiến lược cụ thể