5 Bước xây dựng văn hóa thương hiệu bền vững

Văn hóa thương hiệu là những giá trị tinh thần chi phối hành động hoặc những lời nói, cử chỉ hay đôi khi là suy nghĩ của nhân viên trong giao tiếp nội bộ, truyền thông thương hiệu và tư vấn bán hàng. Chính vì vậy mà xây dựng văn hóa thương hiệu tốt được coi là nhiệm vụ quan trọng cho mỗi doanh nghiệp. Hãy cùng tham khảo 5 bước dưới đây để xây dựng văn hóa thương hiệu bền vững nhé. 

Xác định giá trị của doanh nghiệp

Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng văn hóa thương hiệu bền vững đó chính là xác định giá trị của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ giá trị của doanh nghiệp sẽ giúp bạn tìm ra được những kiểu văn hóa thương hiệu phù hợp nhất cho mình.

Bước 1: Xác định giá trị của doanh nghiệp

Cách đơn giản nhất để bạn xác định giá trị doanh nghiệp của mình đó là hãy cùng chúng tôi trả lời 3 câu hỏi dưới đây:
  • Mục đích tồn tại doanh nghiệp của bạn là gì?
  • Những giá trị nào mà doanh nghiệp của bạn đang tin tưởng?
  • Mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp là gì?
Xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Những giá trị này sẽ không phải là những câu nói, châm ngôn hay được đóng khung đẹp đẽ trên những bức tường, nó phải là hành động cụ thể, công việc cụ thể gắn liền với việc làm của mọi người. Nếu không thể xác định được giá trị thật sự mà doanh nghiệp đang theo đuổi thì nhân sự của bạn sẽ dần thấy chán nản và bỏ cuộc vì họ không biết được mục đích để họ cố gắng, nỗ lực là gì.  

Áp dụng văn hóa thương hiệu 

Để đưa văn hóa thương hiệu áp dụng vào doanh nghiệp của mình thì mọi nhân viên của bạn đều cần thời gian để làm quen. Quy trình này nên được áp dụng từ những bộ phận quản lý cấp cao của doanh nghiệp bởi đây chính là bộ phận rõ ràng nhất về văn hóa thương hiệu. Bộ phận quản lý vừa có thể làm gương vừa có thể truyền tải thông điệp tới các bộ phận dưới và cứ thế văn hóa thương hiệu sẽ được thực hiện theo mô hình từ trên xuống. 
Tuy nhiên với mỗi doanh nghiệp sẽ có được thù riêng, định hướng riêng do đó việc thay đổi, điều chỉnh là không thể tránh khỏi. Đừng quên rằng văn hóa doanh nghiệp bắt đầu từ những nhân viên đầu tiên, những gì họ tin tưởng và giá trị họ đem lại chính là văn hóa. 

Để đưa văn hóa thương hiệu vào doanh nghiệp cần thực hiện từ bộ phận quản lý

Xây dựng thương hiệu

Một trong những chìa khóa giúp mọi nhân viên có thêm động lực cố gắng, cống hiến và thái độ tích cực hơn đó chính là sự tự hào về thương hiệu. 
Hãy dành thời gian và công sức của mình vào xây dựng thương hiệu bởi một thương hiệu tốt sẽ khiến là cách để khiến những người nhân viên của bạn có thể cảm nhận, suy nghĩ hay chia sẻ với những người xung quanh về cách họ làm việc. Và sẽ chẳng có gì tuyệt vời hơn khi bạn không phải tốn nhiều chi phí mà vẫn có thể quảng bá thương hiệu của mình một cách chân thật nhất. 
Xây dựng thương hiệu tạo nên niềm tự hào cho nhân viên giúp họ sẵn sàng cống hiến cho doanh nghiệp

Cân nhắc khi tuyển dụng nhân sự

Để xây dựng được văn hóa thương hiệu bền vững bạn không thể tuyển dụng nhân sự với quá nhiều mục tiêu khác nhau. Khi không cùng mục tiêu, bạn sẽ rất khó để làm việc cùng và sẽ rất tốn thời gian bởi cả 2 sẽ đi đến đâu cả. Vậy nên hãy cân nhắc tới quy trình tuyển dụng, dành thời gian và có những quy tắc rõ ràng trong tuyển dụng để đảm bảo bạn sẽ tuyển được những nhân viên có cùng mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn đang theo đuổi. 

Tối ưu quy trình tuyển dụng để tìm ra ứng viên phù hợp với văn hóa, giá trị của doanh nghiệp

Những điều bạn cần lưu ý khi tuyển dụng gồm:
  • Ứng viên và doanh nghiệp có sự đồng điệu trong văn hóa và những giá trị mà doanh nghiệp đang xây dựng. 
  • Xây dựng quy trình tuyển dụng với nhiều góc độ khác nhau để có thể đánh giá được tổng quát nhất. 
  • Hãy ưu tiên cho thái độ nhiều hơn kinh nghiệm và kỹ năng bởi để đào tạo tay nghề cho nhân viên bạn sẽ tốn ít thời gian hơn là việc trông chờ họ thay đổi thái độ làm việc. 

Đánh giá và đo lường hiệu quả

Để xây dựng văn hóa thương hiệu bền vững giúp tăng nhận diện đối với khách hàng và khiếp họ lựa chọn trung thành với doanh nghiệp thì trước hết chính doanh nghiệp của bạn phải trung thành với văn hóa thương hiệu mà mình đang xây dựng. 
Có rất nhiều cách để bạn có thể đo lường hiệu quả như làm khảo sát, đánh giá hay các buổi trao đổi trực tiếp giữa doanh nghiệp và toàn bộ nhân viên về những văn hóa mà doanh nghiệp đang xây dựng. Luôn kiểm soát và tối ưu các hoạt động xây dựng văn hóa tích cực từ đó tìm kiếm những nhân tài mới và duy trì đội ngũ gắn bó, năng suất cao. 

Kiểm soát và tối ưu hoạt động là bước cuối trong quá trình xây dựng văn hóa thương hiệu bền vững