Nắm bắt các chiến lược giá phổ biến trong kinh doanh
Trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, chắc chắn không thể thiếu phần nghiên cứu về giá cả. Chiến lược giá trong doanh nghiệp là một trong những chiến lược được áp dụng với mục đích nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ tiềm năng khác ở trên thị trường. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực hay ngành nghề khác nhau mà doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược giá phù hợp nhằm khai thác thị trường và mang đến lợi ích cao nhất.
Định nghĩa về chiến lược giá
Chiến lược giá (tiếng anh là Pricing Strategy) là một chiến lược hoạt động được doanh nghiệp nghiên cứu và sử dụng để đưa ra các phương hướng về giá cả của mỗi sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cho ra một mức giá phù hợp trong mỗi thời điểm nhất định giúp đạt được các mục tiêu marketing cụ thể của tổ chức.
Một chiến lược giá được đưa ra thường sẽ tác động và ảnh hưởng đến nhiều yếu tố trong kinh doanh của một doanh nghiệp như việc định vị thương hiệu, thực hiện mục tiêu tiếp thị, thiết lập mục tiêu kinh doanh hay những thuộc tính của sản phẩm… Các yếu tố này đều bị tác động bởi giá cả của các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của người tiêu dùng và xu hướng của kinh tế, thị trường tổng quan.
Chiến lược giá phổ biến trong Marketing
Chiến lược giá hớt váng
Việc doanh nghiệp định giá cao nhất cho từng sản phẩm ngay tại thời điểm mà sản phẩm đó thâm nhập vào thị trường gọi là chiến lược giá hớt váng. Chiến lược này áp dụng để từ đó, có thể phân chia ra thành các nhóm khách hàng sẵn sàng bỏ tiền ra để mua bán, sở hữu các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Chiến lược giá hớt váng này thường sẽ phù hợp triển khai đối với các công ty kinh doanh ở trong lĩnh vực công nghệ với vòng đời ngắn, đồng thời các doanh nghiệp sản xuất đều là những nhà nghiên cứu và phát triển ra những công nghệ mới mang tính ứng dụng trong cuộc sống.
Chiến lược giá thâm nhập
Nếu như chiến lược giá hớt váng được dùng để đưa sản phẩm ra mắt thị trường thực tế với mức giá cao nhất thì đối với chiến lược giá thâm nhập, doanh nghiệp sẽ áp dụng đưa ra mức giá thấp nhất với mục đích nhằm chiếm lĩnh được nhiều thị phần so với các đối thủ cạnh tranh của mình.
Trong kinh doanh thì khi mới gia nhập thị trường, hầu hết các doanh nghiệp thường sẽ chịu khoản lỗ giới hạn trong khoảng thời gian nhất định để hút khách hàng với mong muốn đạt được càng nhiều thị phần càng tốt. Sau khi thị phần đã có thì bắt đầu tiến hành đưa giá sản phầm trở về mức mà doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận.
Chiến lược này thường sẽ phù hợp với những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng phổ thông như thực phẩm, đồ tiêu dùng, sữa tắm, dầu gội, bột giặt… Bởi vì đây là nhóm sản phẩm có vòng đời dài đồng thời nhu cầu của thị trường luôn có sự tăng trưởng theo thời gian.
Chiến lược sản phẩm đi kèm
Đây là loại chiến lược giá mà doanh nghiệp sử dụng với mục đích nhắm vào các loại sản phẩm đi kèm sản phẩm chính. Đây là chiến lược rất thích hợp khi muốn đẩy mạnh các sản phẩm phụ nằm ở trong nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Trên đây là định nghĩa về chiến lược giá cũng như ba chiến lược giá phổ biến, nổi bật được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Hi vọng bài viết giúp bạn đọc có thể nắm bắt thêm thông tin về chiến lược giá và lựa chọn được chiến lược phù hợp cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.