Vài điều về Đạo Mẫu Việt Nam
Việt Nam là đất nước có nền văn hoá đặc sắc lâu đời với sự phong phú về tôn giáo và tín ngưỡng.
Trong đó, thờ Mẫu được coi là một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa đích thực, dù trải qua quá trình tồn tại và phát triển đã chịu không ít ảnh hưởng của các loại tín ngưỡng khác như đạo giáo, Phật giáo hay Nho giáo…
1. Đạo Mẫu là gì? Có từ khi nào?
Đạo Mẫu là tín ngưỡng bản địa của dân tộc Việt, có nguồn gốc thuở khai thiên lập địa, lấy Mẫu (Mẹ) là đấng sáng tạo và trì độ cho vũ trụ và con người. Nó ra đời từ sự mong cầu tài lộc, sự phát triển sinh sôi nảy nở, khát vọng đời sống sung túc, may mắn của tất cả tầng lớp nhân dân.
Đạo Mẫu xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu đời |
Thờ mẫu chính là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụ những vị thần gắn với hiện tượng tự nhiên, vũ trụ… được ngừoi đời cho rằng có quyền năng tạo hoá, bảo hộ, che chở cho sự sống của muôn loài.
2. Đạo Mẫu thờ ai?
Đạo Mẫu không phải là một hình thức tín ngưỡng đồng nhất mà là một hệ thống các tín ngưỡng gồm ba lớp khác nhau, đó là tín ngưỡng thờ Nữ Thần, thờ Mẫu Thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ…
Lớp thờ Nữ Thần
Theo thống kê, Việt Nam có hơn 75 vị thần nữ tiêu biểu.
Theo truyền thuyết, có 3 vị nữ thần con của Thượng Đế giáng trần được phân công cai quản 3 miền đất nước.
Chúa Tiên- Thánh Mẫu Liễu Hạnh cai quản miền Bắc, tiếp biến của Nữ thần Panaga- Người mẹ đất nước cai quản miền Trung và miền Nam được thiên nữ Bà Đen-Linh Sơn Thánh Mẫu cai quản.
Ngoài ra, lớp thờ Nữ Thần còn gắn liền với các đấng tối cao được cho là có quyền tạo hoá thiên nhiên như Tư pháp: Thần Mưa, Thần Mây,Thần Sấm, Thần Chớp, Mẹ lúa, Mẹ chim, Mẹ cá…
Lớp Thờ Mẫu Thần
Với khởi phát từ Nữ Thần, những Nữ thần là chủ thể sinh nở sẽ được tôn là Mẫu- gắn với thiên chức sinh đẻ, chăm sóc và nuô dạy con cái (không bao gồm các bà cô không chồng hoặc chết trẻ).
Lớp thờ Tam phủ-Tứ phủ
Tam tòa thánh mẫu |
Văn hoá lễ nghi
Ở đâu có đạo Mẫu thì ở đó có hầu đồng. Đây là hình thức diễn xướng lại các sự tích nữ thần nhằm ca ngợi công lao và bày tỏ lòng thành kính với các vị thần. Nó mang sắc thái tôn nghiêm nhưng không kém phần sôi động với sự kết hợp nhịp nhàng giữa giai điệu và hoà âm từ nhạc cụ dân tộc.
Trước đây hầu đồng và Đạo Mẫu bị một số thành phần trục lợi, gây méo mó quan điểm trong quần chúng, khiến tín ngưỡng này bị coi như mê tín dị đoan. Những năm gần đây, Đạo Mẫu trở lại và phát triển mạnh mẽ, cùng với nghi thức hầu đồng được tiếp nhận nồng nhiệt, trở thành bản sắc văn hoá dân tộc được thế giới ghi nhận.