Những lễ hội Phật giáo lớn ở Việt Nam
Lễ cầu an và cầu siêu
Cầu an, cầu siêu thể hiện nhu cầu và ước muốn của con người về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc ở hiện tại cũng như sau khi mất.Ý nghĩa bình thường của các khóa Lễ Cầu an là thiết lễ, tụng kinh, cầu nguyện cho người sống thoát khỏi bệnh tật hay tai qua nạn khỏi. Lễ Cầu siêu thì lại mang mục đích là cầu nguyện cho những người đã mất có thể thoát khỏi cảnh khổ sanh.
Cầu an thường có 2 khuynh hướng:
- Cầu an cho bản thân, cầu mong cho chúng ta được bình an
- Cầu cho công việc, sự nghiệp, danh vọng, đời sống vật chất của chúng ta được hanh thông tốt đẹp
Lễ Nguyên Tiêu
Tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết rằm tháng Giêng cũng là một trong những lễ tiết quan trọng trong năm của các quốc gia ăn Tết theo Lịch Âm. Vì vậy trong dân gian có câu ca: “Tết cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”.
Ngày nay Lễ Nguyên tiêu không còn giữ được hết các điển tích trước kia nhưng việc cúng lễ vẫn được duy trì. Đây thường là dịp để người dân cúng lễ tại nhà hoặc tại chùa, thực nguyện những điều phước thiện, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, an lành, may mắn.
Tết cả năm không bằng rằm tháng Giêng
Lễ Phật Đản
Lễ Phật đản được tổ chức vào rằm tháng 4 hàng năm để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, đây được xem là lễ hội quan trọng nhất của những người theo Phật giáo. Từ năm 1999 thì ngày lễ Phật Đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là lễ hội văn hóa tâm linh Thế giới.
Đại lễ Phật Đản là dịp tổ chức không chỉ để tôn vinh Đức Phật, mà hơn thế nữa, là cơ hội để ôn lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trên phương diện một con người lịch sử, cùng những lời dạy của Ngài. Từ đó, để cùng mỗi người tự tin nhận ra rằng những điều tốt đẹp nhất, giác ngộ và giải thoát, là điều mà ai cũng có thể đạt tới được, đó không phải là sự ban phát.
Nghi thức phóng sinh trong Lễ Phật Đản
Lễ Vu Lan
Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về bậc đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ tát nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương để cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Chính vì vậy, đây là dịp để tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên và được Phật giáo coi là ngày lễ quan trọng trong tháng Bảy Âm lịch hằng năm.
Với truyền thống văn hóa hiếu nghĩa, uống nước nhớ nguồn của dân tộc và tín ngưỡng tâm linh thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, ngày lễ Vu Lan của Đạo Phật đã hòa quyện với triết lý, tục thờ cúng ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch (xá tội vong nhân) hình thành lễ hội Vu Lan báo hiếu.
Lễ Vu Lan và truyền thống Đạo hiếu của người Việt