Hoạt động bán hàng là gì?
Định nghĩa hoạt động bán hàng
Hoạt động bán hàng là tất cả các hành động hoặc chiến lược mà người bán thực hiện để thúc đẩy khách hàng tiềm năng thông qua quá trình và kênh bán hàng ở những thời điểm quan trọng.
Các hoạt động chính không chỉ thúc đẩy người mua từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo, chúng còn tạo ra dữ liệu có thể được sử dụng để xác định các hoạt động có tác động mạnh nhất và tinh chỉnh thêm quy trình.
Tất cả các hoạt động bán hàng chính (email, cuộc gọi, cuộc họp, sự kiện,..) cho phép doanh nghiệp tiếp cận, gặp gỡ và bán sản phẩm /dịch vụ của mình đến khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cũng có thể dựa vào điều này để thiết lập lại những hoạt động không mang lại hiệu quả và đẩy mạnh những chiến lược, hoạt động bán hàng mang lại phản hồi tốt từ khách hàng.
4 Bước xây dựng quy trình bán hàng
Lên kế hoạch bán hàng cụ thể
Trước khi bắt đầu hoạt động bán hàng, mọi doanh nghiệp cần chuẩn bị và lên kế hoạch bán hàng một cách chi tiết, kỹ lưỡng. Nếu bạn chuẩn bị càng tốt, có kế hoạch phát triển, giữ vững và dự phòng chi tiết thì sẽ tránh được nhiều rủi ro hơn khi bán hàng.
Lên kế hoạch bán hàng giúp bạn đo lường hiệu quả, rủi ro
Sau đây là một số điểm cần chú ý khi chuẩn bị và xác định mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp mà bạn nhất định không được bỏ qua.
- Chú trọng chất lượng sản phẩm từ nguyên vật liệu, thiết kế, giá trị sử dụng,...
- Xác định khách hàng tiềm năng: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích, thu nhập,....
- Giá bán, chính sách khuyến mãi, ngân sách, hình ảnh, quảng cáo, tiếp thị trên các kênh truyền thông
Tiếp cận khách hàng
Một trong những chiến thuật được nhiều doanh nghiệp đó là tập trung vào những khách hàng thân thiết vì đây được coi là khách hàng trung thành với sản phẩm và trung thành với thương hiệu nên sẽ dễ dàng hơn khi bán hàng cho nhóm khách hàng này. Bên cạnh đó khách hàng thân thiết có thể giúp bạn quảng bá sản phẩm nếu bạn chăm sóc khách hàng tận tình, điều này có lẽ chính là những gì mà một doanh nghiệp cần thiết.
Hãy chú trọng nhiều hơn tới khách hàng thân thiết khi bạn ra mắt sản phẩm mới
Bên cạnh đó, chúng ta phải thừa nhận rằng lượng khách hàng lần đầu rất quan trọng đối với người bán hàng. Do đó doanh nghiệp cần có những chính sách khuyến mãi khi tung sản phẩm mới để thu về nhiều tệp khách hàng hơn trong danh sách khách hàng của mình.
Giới thiệu và thuyết phục khách hàng
Khi đã chuẩn bị được những chiến lược bán hàng thì hãy giới thiệu sản phẩm mới của bạn tới người tiêu dùng, hãy lắng nghe ý kiến của khách hàng một cách nhiệt tình nhất để khách hàng cảm nhận được bạn sẽ thay đổi.
Để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn không hề dễ bởi dù là khách hàng thân thiết thì việc người tiêu dùng tham khảo sản phẩm ở những thương hiệu khác là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng nhân viên bán hàng chính là người hiểu về sản phẩm rõ nhất, hãy lắng nghe vấn đề và giải thích cho khách hàng hiểu được giá trị của bạn mang tới cho họ là gì, nó khác biệt với những thương hiệu khác như thế nào.
Kỹ năng thuyết phục trong bán hàng
Chăm sóc sau bán hàng
Đừng bao giờ cho rằng bán được hàng là hết, nếu bạn suy nghĩ như vậy thì doanh nghiệp sẽ rất khó để phát triển một cách lâu dài. Để tạo niềm tin và xây dựng lòng trung thành cho khách hàng thì hoạt động chăm sóc khách hàng sau bán hàng là điều vô cùng cần thiết.
Bên cạnh đó, chăm sóc sau bán hàng sẽ giúp bạn khắc phục được các vấn đề mà khách gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm. Điều này có thể giúp bạn rất nhiều trong tương lai khi bạn ra mắt sản phẩm mới thì đây có thể là nhóm khách hàng tiềm năng cho bạn.
Trên đây là những yếu tố cơ bản nhất tạo nên hoạt động bán hàng, mong rằng những thông tin mà bài viết mang đến đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động bán hàng cũng như cách thực hiện để mang đến hiệu quả tốt hơn trong kinh doanh.