3 bài học từ những thương thiệu thất bại
Tất cả chúng ta đều biết một thương hiệu mạnh và có tên tuổi trên thị trường luôn được quan tâm hàng đầu vì họ luôn có những chiến dịch sát thủ. Tuy nhiên thương hiệu có tầm cỡ ra sao thì việc thất bại trong xây dựng thương hiệu là điều không thể tránh khỏi, có những thương hiệu thất bại thu được sự chú ý của khách hàng nhưng cũng có không ít thương hiệu thất bại trượt dài không thể vực lên được. Những thất bại này sẽ là bài học tuyệt vời cho những thương hiệu mới, cũng tham khảo bài viết dưới đây để tránh lặp lại những sai lầm không đáng có nhé.
Thận trọng khi thay đổi logo thương hiệu
Để xây dựng thương hiệu và tạo nhận thức về thương hiệu đối với khách hàng thì nhất quán trong hình ảnh thương hiệu là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các công ty làm mới hình ảnh thương hiệu, thiết kế lại logo chính là một trong những quyết định quan trọng và cũng là thách thức lớn nhất.
Vào năm 2021, Amazo đã thay đổi giao diện của họ theo hình ảnh hộp các tông và cho rằng việc làm này sẽ khơi dậy sự mong đợi, phấn khích của khách hàng cũng giống như khi họ nhìn thấy hộp đồ của chúng tôi trước cửa nhà.
Sau khi thay đổi hình ảnh, Amazon đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà đánh giá cũng như khách hàng. Không cần phải nói thì vài tháng sau họ đã phải cập nhật lại biểu tượng ứng dụng một lần nữa.
Khai thác vấn đề chính trị có thể phản tác dụng
Chính trị luôn là chủ đề nóng hổi được nhiều người quan tâm, chính vì vậy mà rất nhiều thương hiệu đã khai thác điều này như một phương tiện để khắc họa bản sắc riêng của họ và xây dựng mối liên hệ tới khách hàng.
Được phát hành vào Ngày Quốc tế Phụ nữ 2021, chiến dịch “Phụ nữ vào bếp” của Burger King nhằm nâng cao nhận thức về sự chênh lệch giới tính trong ngành nhà hàng. Mặc dù có lý do chính đáng để quảng bá, Burger King đã bị chỉ trích vì sử dụng phân biệt giới tính như một cách tạo ra sự nhấp chuột. Cuối cùng, họ đã đưa ra lời xin lỗi và cũng phải làm rõ ý định ban đầu của họ là gì.
Nhìn nhận, phân tích theo thời thế
Đối với nhiều người, việc thương hiệu bị lãng quên, bị cô lập xảy ra không phải do sai lầm gì to lớn mà đơn giản là do thời gian. Chính thời gian, nhịp sống đã khiến cho xu hướng tiêu dùng thay đổi, từ đó các doanh nghiệp phải nhìn nhận thương hiệu thường xuyên để theo kịp với xu hướng phát triển và tiêu dùng.
Gã khổng lồ thời trang nhanh của Mỹ Forever 21 hiện diện khắp nơi tại nhiều trung tâm mua sắm trên khắp Hoa Kỳ và quốc tế. Mặc dù vậy, vào năm 2019, công ty đã nộp đơn xin phá sản khi phải vật lộn để thích ứng với một thị trường đang thay đổi. Cuối cùng thì họ đã phải hợp tác cùng một đơn vị xây dựng thương hiệu để làm mới bản sắc thương hiệu và từ đó giúp nó đến gần hơn với thế hệ Gen Z.
Sự nhạy bén, nắm bắt xu hướng không bao giờ là thừa đối với mọi thương hiệu
Bạn không thể học hỏi và áp dụng hết những chiến lược đã được các thương hiệu nổi tiếng sử dụng nhưng bạn có thể học hỏi được tất cả những bài học thất bài để có thể tránh những sai lầm không đáng có.