Biện pháp đối phó với khủng hoảng truyền thông

 


Khủng hoảng là bản chất của sự phát triển

Truyền thông hay bất cứ ngành nào khác, với mọi sự phát triển đều có những vấn đề nội tại, nó phát triển theo sự phát triển chung và tới một ngày đủ lớn sẽ bộc lộ.

Thông thường thì những vấn đề, sự việc bình thường, sẽ khó truyền tải vì nó không khác biệt với phần lớn các vấn đề vẫn thường xảy ra, nên nó được sự nhận thức bỏ qua, do đó nó ít có cơ hội được truyền đạt. Trong khi đó, những sự việc bất thường, do tính chất khác biệt với đại đa số các vấn đề thường nhật nên nó được nhận thức để ý hơn, và nó có nhiều cơ hội được truyền đi hơn.

Do tính chất này của truyền thông, người ta luôn tìm cách để nội dung được lan truyền bằng cách biến tấu, thay đổi, bổ sung những điều không phải là một phần của nội dung. Chính các vấn đề thêm vào này là nguyên nhân của nhiều vấn đề nảy sinh.

Chẳng hạn, từ thiện không mục đích bản chất là thuần thiện, nó không có gì để cho Tâm (nói đến bản chất của con người - không phải một cái tên) lợi dụng, nên nó chìm nghỉm trong biển thông tin. Với nhiều mục đích khác nhau, từ thiện được làm nổi lên và truyền đi trong xã hội. Trong giai đoạn đầu, những lợi ích vẫn là khác biệt để được ưu tiên nhưng sau một thời gian, những lợi ích được nhắc đến quá nhiều đã trở nên bình thường và trơ lì với truyền thông thì các mặt khác của từ thiện nổi lên, và nó bắt đầu trở thành Scandal.

Thành - Trụ - Hoại - Không là bản chất của sự vận hành nói chung

Bất kỳ cái gì sinh ra cũng sẽ chết đi - nó được coi là một chân lý mà khoa học và tôn giáo đều chấp thuận.

Nên đối với bất kỳ sự kiện, vấn đề nào của truyền thông cũng sinh ra và chết đi. Điều này phải được các giám đốc truyền thông thấu hiểu trước nhất. Cái gì cũng hư hoại, nên không phải cố sống cố chết để đẩy các vấn đề vào con đường nghiêm trọng.

Trước mọi tình huống, luôn có nhiều sự lựa chọn, và có đôi khi tất cả các lựa chọn đều là thiệt hại. Nhưng - Ngay cả khi đó, vẫn luôn có lựa chọn ít thiệt hại nhất.

Và đó mới là kim chỉ nam cho hành động.

Đối phó khủng hoảng truyền thông

Đầu tiên, phải hiểu rõ vấn đề đang xảy ra, mọi khía cạnh, bao gồm động lực truyền thông, nội dung, các đối tượng thụ hưởng, các đối tượng truyền thông. Từ đó mới có cách phán xử trung lập ở bước tiếp theo.

Thứ hai, khi Scandal xảy ra, chắc chắn một điều không mong muốn đã chiếm "spotlight" (sự quan tâm của khán giả) của sự kiện mục tiêu.

Khi sự kiện mục tiêu đã không còn được sự quan tâm như mong muốn, việc chấm dứt truyền thông là cần thiết, vì sẽ còn nhiều sự kiện không mong muốn khác tiếp tục xảy ra.

Thứ ba, khi sự kiện không mong muốn chỉ là sự kiện hiếm khi xảy ra - thiên nga đen, và sự kiện mục tiêu vẫn đang còn hấp dẫn, lúc này việc xử lý khủng hoảng truyền thông mới có ý nghĩa. Và đương nhiên, chi phí xử lý truyền thông vẫn không ảnh hưởng quá nhiều đến các lợi ích của sự kiện mục tiêu.

Sự cố truyền thông là một "miếng ăn" của một đối tượng truyền thông nào đó, chắc chắn phải tìm ra đối tượng đó.

Thứ tư, việc xử lý triệt để - sạch sẽ, tốn rất nhiều chi phí so với việc xử lý trung gian, nên lựa chọn một điểm dừng cho vấn đề này. Ở đó, chúng ta chấp nhận sự không hoàn hảo - wabi shabi (một khái niệm của Nhật Bản).

Sau cùng, hãy luôn kiểm soát thật tốt - well managed - công việc của chính mình.